Từ năm 2021, thủ tục sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp thay đổi ra sao? Người sở hữu đất được thực hiện quyền chuyển nhượng sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất chuyển đổi không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên; Đất nông nghiệp còn thời hạn sử dụng.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 sửa đổi thì người sở hữu đất được thực hiện quyền chuyển nhượng sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Đất chuyển đổi không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên
– Đất nông nghiệp còn thời hạn sử dụng
– Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất nông nghiệp.
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Các giấy tờ cần thiết: CMND, sổ hộ khẩu của cả hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất; giấy xác nhận quan hệ nhân thân nếu kế thừa quyền sử dụng đất…
– Tờ khai thuế đầy đủ và thuế thu nhập cá nhân, Tờ khai lệ phí trước bạ.
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng.
Tại Điểm a, Khoản 4, Điều 95, Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi khi Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Và tại khoản 6 Điều này quy định thời hạn đăng ký không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Tuy nhiên, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 tại khoản l Điều 61 quy định việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày.
3 khoản phí bạn phải nộp khi tiến hành sang tên sổ đỏ là: Phí công chứng, Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.
Bước 1: Người đang đứng tên trong sổ đỏ và người được chuyển nhượng sẽ đến cơ quan công chứng lập thủ tục sang tên sổ đỏ.
Bước 2: Kê khai để thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) tại UBND quận/huyện nơi có tài sản nhà, đất cần sang tên và nộp hồ sơ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, và thực hiện các công việc sau:
Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao Giấy chứng nhận
Bước 4: Cá nhân thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho đất nông nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 5: Nhận kết quả tại văn phòng quản lý đất đai.
Nguồn: Từ năm 2021, thủ tục sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp thay đổi ra sao? (doisongphapluat.com)